CÁC CHIẾN LƯỢC PHỎNG VẤN HÀNG ĐẦU DÀNH CHO ỨNG VIÊN

Chúng ta cứ nghĩ rằng mình đã biết rõ cách tham gia phỏng vấn, nhất là những người nhiều kinh nghiệm. Đi phỏng vấn nhiều lần không có nghĩa là chúng ta biết tất cả. Làm thế nào để trả lời phỏng vấn một cách có kỹ thuật, thay vì chỉ làm theo thói quen? Hãy thử xem những ứng viên thành công đã làm gì để tạo nên những cuộc phỏng vấn xuất sắc nhé

Lập kế hoạch trả lời

Hãy lên một “đề cương” ngắn gọn về những điểm quan trọng cần được đề cập về bản thân cũng như nguyện vọng khi ứng tuyển nhằm giúp bạn có căn cứ để tự tin cũng như không quên các quyền lợi cần thiết. Tuy nhiên không nên phụ thuộc quá nhiều vào thứ tự các điểm cần nói, hay trả lời rập khuôn theo danh sách đó. Vì bạn đã quá chắc chắn rằng cuộc phỏng vấn sẽ theo hướng mình chuẩn bị, nên khi nhà tuyển dụng chuyển hướng vấn đề, bạn sẽ bị mất tinh thần và không thể suy nghĩ gì thêm hoặc bạn không bám sát câu hỏi thực tế, mà phản hồi như một cái máy làm nhà tuyển dụng thấy chán nản.

Dẫn dắt cuộc trò truyện

Có 2 cách dẫn dắt: khuyến khích đối phương nói và phát triển nội dung từ câu hỏi của họ. Khuyến khích đôi khi chỉ đơn giản qua cử chỉ gật đầu khi bạn hiểu ý họ. Để làm rõ một vấn đề nào đó, bạn có thể tóm tắt ngắn gọn thông tin họ vừa nói. Việc này giúp bạn không lạc đề và người hỏi có thể đính chính ý của họ nếu cần. Sau khi trả lời đúng điều mà họ hỏi, bạn có thể bổ sung các chi tiết liên quan để củng cố thế mạnh bản thân, khiến câu trả lời trở nên đủ. Đó là mẹo cho thấy bạn khác ứng viên khác như thế nào. Nên tránh những bình luận, câu hỏi có xu hướng mỉa mai hoặc khó hiểu để khỏi gây hiểu lầm. Kể cả khi nhà tuyển dụng đáp lại với sự hài hước, thì trong thâm tâm họ vẫn có chút lo lắng và nghi ngờ con người bạn.

Không lảng tránh sự im lặng

Ứng viên thường không tự tin nếu nói xong mà chỉ nhận được sự im lặng từ nhà tuyển dụng. Điều này càng đặc biệt khó chịu khi bạn đang phỏng vấn online và không nhìn thấy người phỏng vấn qua camera. Đôi khi nhà tuyển dụng cho bạn một khoảng trống để biết chắc rằng bạn đã nói xong điều cần nói. Vậy để tránh sự im lặng khó xử, bạn có thể kết thúc bằng câu “Tôi đã nói xong rồi đấy ạ”, “Đó là quan điểm của tôi về vấn đề này”, “Anh chị có ý kiến gì tiếp không?...

Nhiều khi, những chi tiết nhỏ thú vị như bài viết vừa gợi ý có thể khiến người phỏng vấn nhìn ra các phẩm chất như: kỷ luật, khả năng vượt khó, tính chủ động… của bạn. Yếu tố tiên quyết vẫn là bạn có đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu công việc, nhưng hãy là gương mặt khó quên trong ngàn gương mặt ứng viên nhé.

Nguồn: Sưu tầm.

 

Chia sẻ